de thi thu vao lop 10-de-thi-thu-vao-lop-10-5737060.html

 29/05/2011, 13:51
UBND HUYỆN A LƯỚI KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN. PHÒNG GD&ĐT NĂM HỌC 2008 - 2009 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9Thời gian: 150phút. ( Không kể thời gian giao đề) Đề bài: Câu 1.(2điểm) Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ sau:Mùa xuân nho nhỏ. (Thanh Hải)Viếng lăng Bác. (Viễn Phương)Sang thu. (Hữu Thỉnh)Nói với con. (Y Phương) Câu 2. (2điểm) Hiện nay có một số học sinh học tập qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy viết bài văn phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó. Câu 3. (6điểm) Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. Bằng những kiến thức đã học ở môn Ngữ văn, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên..........................HẾT........................(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9(Kì thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2008-2009)-------------------------------------------- Câu 1.(2điểm) Học sinh nêu được nội dung và nghệ thuật của các bài thơ: - Mùa xuân nho nhỏ. ( Thanh Hải) + Nội dung: Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, vũ trụ và khác vọng làm một mùa nho nhỏ để dâng hiến cho đời. (0.25điểm) + Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần với dân ca; hình ảnh đẹp giản dị; biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ được sử dụng một cách sáng tạo. (0.25điểm) - Viếng lăng Bác. ( Viễn Phương) + Nội dung: Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra thăm lăng Bác. (0.25điểm) + Nghệ thuật: Giọng điệu trang trọng và tha thiết; nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm; ngôn ngữ bình dị, cô đúc. (0.25điểm) - Sang thu. (Hữu Thỉnh) + Nội dung: Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ (0.25điểm) + Nghệ thuật: Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh tế, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm. (0.25điểm) - Nói với con. (Y Phương) + Nội dung: Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc. (0.25điểm) + Nghệ thuật: Cách nói giàu hình ảnh, vừa cụ thể, gợi cảm, vừa gợi ý nghĩa sâu xa. (0.25điểm) Câu 2.(2điểm) Qua bài phân tích, học sinh cần nêu được các ý sau:Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ...(0.5điểm)Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, trong thi cử...(0.5điểm)Do học đối phó nên không thấy hứng thú, dẫn đến chán học, hiệu quả thấp...(0.5điểm)Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học; học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn trống rỗng...(0.5điểm) Câu 3.(6điểm) * Yêu cầu: - Làm đúng thể loại văn nghị luận. - Bố cục chặt chẽ, cách trình bày rõ ràng, mạch lạc. Từ ngữ diễn đạt trong sáng, đúng chính tả, giàu hình ảnh và có giá trị biểu cảm cao. - Làm rõ trọng tâm của đề bài: + Ca ngợi tình cảm thiêng liêng, cao quý, tình thương bao la vô bờ bến của mẹ hiền dành cho con. + Tình cảm sâu nặng, lòng biết ơn, sự kính trọng của con đối với mẹ. + Những nét đặc sắc về nghệ thuật được các tác giả sử dụng. + Dẫn chứng minh hoạ phong phú, sinh động. (Tư liệu là các bài ca dao và các tác phẩm thơ văn như: Con cò, Nói với con, Mây và sóng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ...) + Một vài suy

Danh sách file (1 files)